Tổng hợp thông tin về ngành công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam
December 12, 2023
Được xem là một làn sóng mới ưu việt, công nghệ tài chính Fintech đã làm thay đổi toàn bộ cách thức cung ứng, vận hành các dịch vụ tài chính. Cũng như mô hình tổ chức đã có từ trước đến nay. Vậyngành công nghệ tài chínhsẽ học những gì? Ở đâu đào tạo đảm bảo chất lượng và uy tín? Triển vọng nghề nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết sau đây.
Thuật ngữFintechlà sự kết hợp giữa “finance” (tài chính) và “technology” (công nghệ). Công nghệ tài chính chỉ việc áp dụng những công nghệ tiên tiến. Từ đó để làm mới hoặc cải thiện, nâng cao chất lượng của các phương pháp cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống. Hiện nay, Fintech bao gồm những công nghệ như:
Dịch vụ ngân hàng di động, ví điện tử, đầu tư trực tuyến,
Dấn thân vào thị trường công nghệ tài chính, nhân lực cần thiết phải am hiểu công nghệ thông tin. Đồng thời có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Sinh viên học ngành công nghệ tài chính đảm bảo thông thạo các kiến thức cơ bản. Một số môn học liên quan đến ngành học này có thể kể đến như:
Kinh tế học: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về các nền kinh tế thị trường. Và các nguyên tắc cơ bản của kinh tế vi mô và vĩ mô.
Tài chính doanh nghiệp: Sinh viên sẽ học được khái niệm và thực tiễn về tài chính doanh nghiệp. Gồm có phân tích tài chính, kế toán, quản lý vốn,…
Kế toán: Hiểu về các nguyên tắc và phương pháp kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị,…
Kiểm toán: Có được kiến thức về những nguyên tắc và phương pháp kiểm toán. Cụ thể là kiểm toán tài chính, kiểm toán nội bộ,…
Bên cạnh đó, sinh viên ngành công nghệ tài chính cũng được đào tạo các kiến thức chuyên sâu. Bao gồm:
Khoa học dữ liệu: Giúp sinh viên có khả năng thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu về các thuật toán và mô hình học máy.
Trí tuệ nhân tạo: Các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,… được đào tạo bài bản cho sinh viên.
Blockchain: Tiếp thu những kiến thức về công nghệ blockchain như cơ chế đồng thuận, bảo mật,…
Ngoài kiến thức cơ bản và chuyên sâu thì các môn học ứng dụng cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này có thể giúp sinh viên phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới. Chi tiết gồm các môn học:
Phát triển phần mềm: Sinh viên học về các ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật thiết kế và phát triển phần mềm.
Thiết kế website: Được đào tạo về ngôn ngữ lập trình web, kỹ thuật thiết kế và phát triển web.
Thiết kế ứng dụng di động: Kiến thức sinh viên tích lũy được sẽ là các ngôn ngữ lập trình di động. Kỹ thuật thiết kế và phát triển ứng dụng di động.
Ngoài ra, ngành công nghệ tài chính cũng đào tạo những môn học bổ trợ khác. Điều này hỗ trợ gia tăng kỹ năng của mỗi sinh viên. Từ đó làm nền tảng thuận lợi cho quá trình tìm kiếm việc làm sau này. Đó chính là ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Ngoại ngữ giúp sinh viên giao tiếp hiệu quả với các đối tác quốc tế. Đồng thời, họ sẽ được trau dồi kỹ năng giao tiếp, thuyết trình,… qua môn học kỹ năng mềm.
Học ngành công nghệ tài chính ở trường nào?
Hiện nay, có nhiều trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước đào tạo ngành Fintech. Dưới đây là các trường đào tạo ngành công nghệ tài chính tiêu biểu:
Đại học Bách khoa Hà Nội: Chương trình đào tạo được xây dựng theo mô hình liên ngành. Kết hợp kiến thức tài chính và công nghệ.
Đại học Kinh tế Quốc dân: Đào tạo theo hướng ứng dụng, nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Từ đó thuận lợi làm việc trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Đại học Ngoại thương: Chương trình đào tạo xây dựng theo hướng hội nhập quốc tế. Việc này giúp sinh viên có thể làm việc trong môi trường công nghệ tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL) cũng là một trong những trường đào tạo ngành công nghệ tài chính đạt chuẩn chất lượng. Chương trình đào tạo hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về kiến thức, kĩ năng và thái độ, cụ thể:
Có kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội và kinh tế. Kiến thức nền tảng và chuyên sâu về tài chính – ngân hàng. Đồng thời là kiến thức cơ bản, nâng cao về khoa học dữ liệu và máy tính.
Đủ năng lực tư duy và thực hành nghề nghiệp. Đặc biệt là thích ứng trong bối cảnh chuyển đổi số và thay đổi công nghệ.
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác tốt, thái độ tích cực. Bên cạnh đó, có được ý thức trách nhiệm và khả năng học tập trong môi trường toàn cầu.