Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Ngành kinh tế quốc tế đang có nhiều cơ hội phát triển ở cả Việt Nam và thế giới. Và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này cũng đang ngày càng gia tăng. Vậy ngành Kinh tế quốc tế là gì? Triển vọng nghề nghiệp như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhằm giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Nguồn: https://tuyensinh.uel.edu.vn/nganh-kinh-te-quoc-te-la-gi/
Kinh tế quốc tế là ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế học. Ngành này nghiên cứu về các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia. Nói một cách khác, kinh tế quốc tế là lĩnh vực nghiên cứu về sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một ngành năng động và mang tính toàn cầu.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tại các trường Đại học ở Việt Nam gồm nhiều kiến thức khác nhau. Có thể kể đến như kiến thức cơ bản về kinh tế học, chuyên sâu về thương mại quốc tế. Hay đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, kinh tế thế giới,…
Xem thêm:
Ngành Kinh tế quốc tế hiện nay có đa dạng khối thi. Để xét tuyển ngành học này tại những trường Đại học, Cao đẳng, bạn có thể hướng đến các khối như:
Trong đó, khối A00 và A01 là các khối thi truyền thống. Gồm các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Khối D01 là khối tổng hợp, thi các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Còn D07 là khối thi dành cho thí sinh có nguyện vọng theo ngành Kinh tế quốc tế với ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
Tùy vào mỗi trường Đại học, Cao đẳng, ngành Kinh tế quốc tế có thể xét tuyển theo các tổ hợp môn khác nhau. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường để lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp.
Ngành Kinh tế quốc tế học gì? Sinh viên ngành này được học các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Một số kiến thức bạn sẽ trau dồi bao gồm:
KIẾN THỨC
MÔN HỌC
NỘI DUNG CHI TIẾT
Kiến thức cơ bản về kinh tế học
Kinh tế vi mô
Nghiên cứu về hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Kinh tế vĩ mô
Nghiên cứu về hoạt động của cả nền kinh tế.
Kinh tế lượng
Sử dụng các phương pháp toán học và thống kê để phân tích các vấn đề kinh tế.
Kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế
Thương mại quốc tế
Nghiên cứu các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia.
Đầu tư quốc tế
Nghiên cứu về những hoạt động đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ giữa các quốc gia.
Tài chính quốc tế
Nghiên cứu về các hoạt động tài chính giữa các quốc gia như thị trường ngoại hối, chứng khoán,…
Kinh tế thế giới
Nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Các kỹ năng mềm cần thiết
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Việt và tiếng Anh là một yêu cầu quan trọng đối với sinh viên ngành Kinh tế quốc tế.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
Phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả. Từ đó để sinh viên có thể áp dụng kiến thức của mình vào thực tế.
Kỹ năng làm việc nhóm
Sinh viên có thể phối hợp với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ chung.
Để học tập tốt và thành công với ngành Kinh tế quốc tế, bạn cần sở hữu những tố chất nhất định. Sau đây các những tố chất tiêu biểu:
Sinh viên sau tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế quốc tế có thể tham gia vào các tổ chức như:
Vậy ngành Kinh tế quốc tế ra trường làm gì? Cử nhân ngành học này có thể làm ở những tổ chức trên với các vị trí:
Xem thêm:
https://sites.google.com/uel.edu.vn/tuyensinhueledu/cam-nang-sinh-vien/nganh-kinh-te-quoc-te-la-gi
https://www.tumblr.com/tuyensinhueledu/736303524169826304/nganh-kinh-te-quoc-te-la-gi
https://tuyensinhuel.wordpress.com/2023/12/09/nganh-kinh-te-quoc-te-la-gi/
https://medium.com/@tuyensinhuel/nganh-kinh-te-quoc-te-la-gi-abc61825e6d2